Cách âm là gì và vật liệu cách âm là gì? Hãy cùng IDO tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm và các loại vật liệu cách âm qua bài viết sau:
1. Cách âm là gì, vật liệu cách âm là gì?
Để hiểu cách âm là gì trước tiên ta phải tìm hiểu cách truyền âm giữa hai không gian cạnh nhau.
1.1. Bản chất của âm thanh
Bản chất của âm thanh là sóng. Vì thế, khi âm thanh truyền qua bề mặt ngăn cách giữa hai không gian, thường là vách tường, trần nhà, âm thanh sẽ bị phân tách làm 3 phần:
chúng tôi đã lắp
https://daxin.vn/danh-muc/den-duong-led/ chất lượng hàng đầu Việt Nam
- Sóng âm thanh phản xạ: là phần âm thanh quay lại môi trường cũ sau khi chạm vào bề mặt ngăn cách.
- Sóng âm thanh hấp thu: là phần âm thanh truyền trong bề mặt ngăn cách hoặc bị chuyển hóa thành loại năng lượng khác mà không phát ra ngoài không gian
- Cuối cùng là sóng âm thanh xuyên qua bề mặt ngăn cách sang phần không gian bên kia. Cách âm chính là việc làm cho phần âm thanh này trở lên nhỏ nhất có thể.
1.2. Vật liêu cách âm là gì?
Vật liệu cách âm là vật liệu khi sử dụng làm cách vách ngăn khiến cho rất ít âm thanh có thể xuyên qua bề mặt của nó sang môi trường bên kia.
Đề xuất: Bông khoáng T100 loại 1
Một khái niệm khác mọi người thường nhầm lẫn với cách âm là tiêu âm. Tiêu âm là việc làm cho phần âm thanh phản xạ trở thành nhỏ nhất. Vật liệu có khả năng tiêu âm được gọi là vật liệu tiêu âm.
Do đó, khi thi công bạn cũng cần phải biết phân biệt giữa vật liệu cách âm (phản xạ âm thanh) và các vật liệu tiêu âm (hút âm). Cần nhớ rằng, vật liệu tiêu âm là vật liệu chủ yếu có vai trò hút âm thanh. Nó hoàn toàn không thể ngăn chặn được âm thanh truyền ra ngoài. Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng, họ chỉ cần sử dụng sử dụng các loại xốp tiêu âm tốt nhất như mút trứng, mút gai… là đã đạt được hiệu quả cách âm như mong muốn. Điều này hoàn toàn không đúng.
2. Đặc điểm của các loại vật liệu cách âm
Hãy luôn nhớ một điều Sóng âm là sóng theo phương dọc được truyền trong cả ba môi trường rắn lỏng và khí. Phần âm thanh truyền trên bề mặt vật liệu là rất nhỏ. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cách âm tốt, vật liệu phải phản xạ được âm thanh.
Những vật liệu phản xạ âm thanh tốt có đặc điểm là chắc, đặc (massive) có cấu trúc liên tục (continuity of structure ) và không rỗng xốp (non-porous).
Một cách dễ hiểu, bạn hãy tưởng tượng âm thanh giống như nước và vật liệu cách âm là vật liệu tạo lên hồ nước vậy. Để nước không bị lọt ra ngoài thì hồ nước phải tuyệt đối kín. Muốn vậy thì vật liệu càng phải chắc, rắn, đặc, dày thì càng cách âm tốt. Cấu trúc vật liệu liên tục (không có lỗ nhỏ) thì âm thanh hầu như không thể thoát ra được.
Quay trở lại với các vật liệu cách âm, trên thị trường hiện nay có những loại vật liệu cách âm nào?
3. Các loại vật liệu cách âm phổ biến
3.1. Cao su non
Vật liệu cách âm đầu tiên phải kể đến là cao su non. Cao su non có cấu trúc là các lỗ li ti nằm san sát nhau nên có khả năng hấp thụ và triệt tiêu âm thanh cực tốt. Lý do bởi trong các lỗ li ti có chứa không khí – là loại chất có chỉ số truyền dẫn âm thanh cực thấp. Không chỉ như thế, khả năng khử rung do âm thanh quá lớn gây ra cũng cực kỳ hiệu quả. Trong việc thi công phòng cách âm thì cao su non được lựa chọn để nằm ở lớp trong cùng của các bức tường do hiệu quả gần như tuyệt đối.
3.2. Xốp cách âm cách nhiệt
Chỉ xếp sau cao su non nên xốp mút cách âm cũng là một vật liệu được sử dụng khá nhiều. Ưu điểm của xốp cách âm chính là nhẹ, rẻ tiền và cách âm rất tốt. Nó cũng có khả năng cách nhiệt và điện cực hiệu quả. Người ta thường xây tường cách âm với hai lớp và lót lớp xốp cách âm ở giữa để đạt hiệu quả cao nhất. Giữa mỗi lớp lại có độ hở nhất định để không khí hỗ trợ tiêu âm tốt hơn.
3.3. Bông khoáng rockwool
Đây là một loại vật liệu tuyệt vời trong xây dựng. Không chỉ cách nhiệt, bông khoáng còn có thể cách âm rất tốt. Vì thế chúng được sử dụng nhiều trong các toà nhà cao tầng, vừa để cách nhiệt, vừa để cách âm với độ ồn trung bình.
3.4. Bông thủy tinh
Vật liệu bông thuỷ tinh có dạng trơn, hoặc có phủ lớp giấy nhôm, nhựa PVC vải thủy tinh hoặc vật liệu khác. Tỷ trọng của bông thủy tinh có thể đạt tới 120Kg/m3 và chịu được nhiệt tối đa là 300°C. Do đó, nó cũng thường được sử dụng để cách nhiệt, cách âm, giảm thiểu độ ồn khi trời mưa. Tuy nhiên, sợi thủy tinh rơi ra ngoài trong quá trình thi công sẽ gây ngứa ngáy rất khó chịu. Vì vậy, khi thi công cần mang đồ bảo hộ lao động cẩn thận.
Đề xuất: Bông thủy tinh T32 có bạc
3.5. Túi khí
Tấm túi khí Cách âm cách nhiệt được cấu tạo bởi lớp màng nhôm nguyên chất, bề mặt được xử lý Oxy hoá phủ lên tấm nhựa tổng hợp Polyethylen chứa túi khí. Đặc tính phản xạ của lớp màng nhôm cao cộng với độ dẫn nhiệt của lớp túi khí thấp đã tạo khả năng cách nhiệt cách âm ưu việt cho sản phẩm này.
3.6. Thạch cao
Thạch cao có ưu điểm nhẹ, giá thành rẻ. Hơn nữa, thạch cao có thể tạo hình theo ý người dùng. Do tính chất cách âm và cách nhiệt tốt kết hợp với các ưu điểm trên, thạch cao được sử dụng để làm trần cách âm bên cạnh việc làm các vách ngăn cách âm để âm thanh không bị lọt ra bên ngoài.
Ngoài các vật liệu trên hiện nay người ta còn sử dụng vải hoặc sơn sần. Các vật liệu túi khí cách nhiệt có hiệu quả cách âm thấp. Nhưng bù lại chúng có thẩm mỹ cao nên bạn nên cân nhắc sử dụng hợp lý
Với các kiến thức trên, IDO hy vọng các bạn đã chuẩn bị đủ kiến thức cơ bản để có thể tự lên kế hoạch xây dựng, sửa chữa căn phòng của mình để đạt được hiệu quả cách âm tốt nhất.